Là phong cách mang vẻ đẹp cổ điển, truyền thống pha lẫn với nét hiện đại, tươi mới. Do đó, phong cách Retro vô cùng được yêu thích và rất thịnh hành vào những năm 50-70 của thế kỷ trước. Đến nay nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết nội thất của rất nhiều gia đình. Vậy điều gì làm nên sức hút mãnh liệt đến vậy, hãy cùng Housedesign tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Xu hướng phong cách Retro bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 50, từ đó nó đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ và trở thành xu hướng của thời đại lúc bấy giờ. Nó không chỉ ảnh hưởng trong làng nhạc pop, phong trào flower power, hay những biển quảng cáo mà còn cả trong thiết kế nội thất.
Retro là sự kết hợp giữa nét cổ điển, sang trọng của quá khứ với nét thanh lịch, phóng khoáng và không kém phần tươi mới của hiện đại. Qua đó, căn nhà với thiết kế màu sắc Retro sẽ mang vẻ đẹp vừa sống động vừa tinh tế.
Thuật ngữ Vintage được sử dụng vô cùng rộng rãi để nói về những cái cũ nhưng vẫn còn tốt, mang một ý nghĩa cổ điển.
Điều làm nên sự khác biệt của phong cách vintage trong thiết kế nội thất là sự hoài cổ lãng mạn nhưng vô cùng tinh tế và sang trọng. Màu retro trong phong cách là màu trắng cùng với một số màu trung tính như màu nude, xanh dương, kem nhạt,….
Bên cạnh đó, sử dụng những đồ vật mang dấu ấn thời gian cũng là nét đặc trưng của vintage như bộ bàn ghế bạc màu, đèn chùm cũ,…
Còn Retro trong tiếng La tinh nghĩa là “phía sau” hay “trong quá khứ”, đây là phong cách hướng về quá khứ, đơn giản và chân thành. Tuy mang nét cổ điển nhưng phong cách retro lại có sự cách tân mạnh mẽ nên vô cùng hợp thời.
Trong thiết kế retro các vật dụng được sử dụng phong phú hơn với phong cách vintage như bộ bàn ghế sofa hiện đại, bàn , ghế,…Ngoài ra, thay vì tông màu trầm ấm như phong cách vintage thì phong cách thiết kế nội thất Retro sử dụng chủ yếu là tông màu pastel. Thậm chí, đôi khi bạn có thể nhìn thấy sự thiết kế tông màu đầy ngẫu hứng tạo nên sự đối lập rực rỡ của phong cách Retro.
Các bạn có thể xem thêm video tham khảo dưới đây:
Những món đồ tinh tế, đơn giản luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế Retro, nó mang vẻ đẹp đặc trưng và những nét đẹp tinh túy của thời gian kết hợp với hơi thở hiện đại ngày nay.
Không gian Retro cực kỳ sinh động, nhiều màu sắc với những đường nét chính là những chiếc bàn bàn, những chiếc ghế hay tủ,…được thiết kế thanh thoát, cách tân từ đó biến các họa tiết trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần bạn khéo léo kết hợp tông màu cùng cách trang trí đồ nội thất là đã có một không gian trang nhã, tinh tế đậm chất Retro.
Để biến hóa không gian cho căn hộ của mình mang đậm chất Retro. Các bạn có thể liên hệ Housedesign để được tư vấn thiết kế nội thất chung cư một cách chi tiết nhất.
Màu sắc đặc trưng của Retro là màu pastel kết hợp với màu trắng, hoặc là những tông màu đối lập được kết hợp ngẫu hứng nhằm tạo nên vẻ sinh động, cuốn hút cho căn phòng.
Ngoài những tông màu này ra thì phong cách Retro còn là biểu hiện của sự sang trọng, thời thượng nên xu hướng màu sắc trong phong cách này thường là màu xanh lam, nâu đỏ, cam ngọt,…kết hợp cùng các màu đậm như xanh non, vàng đậm,…hoặc là lựa chọn những tông màu màu be, màu xanh lục bảo, màu mận, màu navy,…Cách kết hợp này vừa tạo nên vẻ đẹp quý tộc, hoài cổ nhưng cũng mang nét hoang dại của thiên nhiên.
Những căn nhà theo phong cách thiết kế nội thất Retro thường được phân chia thành các ngăn nhỏ liên tiếp và sử dụng nhiều vật trang trí chi tiết. Các bức tranh decor với hình dáng nhỏ xinh rất được ưa chuộng trong việc trang trí các bức tường, giúp cho không gian trở nên lãng mạn, ấm áp hơn.
Ngoài ra, trong phong cách chuộng các vật dụng mang hơi hướng cũ và đượm màu của thời gian. Hay các vật dụng bằng kim loại không quá sáng, cũng có thể gỉ sét nhẹ hoặc trầy xước.
Đặc trưng của nội thất Retro là màu của gỗ đã sờn lớp vecni, đồ lưu niệm độc đáo hay một tấm thảm bỗng rực lên trong không gian nhìn như đã có từ thế kỷ trước.
Tông màu chủ đạo cả tường là tông màu trắng hoặc trắng ngà. Ngoài ra, giấy dán tường với họa tiết lớn sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho căn nhà của bạn.
Ánh sáng tự nhiên được vận dụng triệt để nhằm tạo nên môi trường sống năng động và tốt cho sức khỏe của mọi người. Đó có thể là cửa sổ vòm rộng, cửa sổ cánh thay vì những mảng kính lớn nhằm đón ánh sáng tốt hơn. Mọi vật dụng đều mang nét dễ thương, nhỏ nhắn.
Thiết kế theo phong cách Retro cần trau chuốt, tỉ mỉ, quan tâm đến từng đường nét và chi tiết nhỏ, cũng như từng món đồ trang trí. Tuy nhiên phong cách này lại không hề bó buộc với 1 nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào quá cụ thể vì vậy bạn có thể tự do sáng tạo và kết hợp.
Đặc biệt vì phong cách Retro và sự hòa quyện của phong cách hiện đại và nội thất cổ điển châu Âu, nên đây là tiền đề giúp phong cách này có thể kết hợp cùng những phong cách nội thất khác kể cả là cổ điển hay hiện đại.
Hiện nay, mọi người lại ưa chuộng phong cách Retro với hiện đại hơn một tí, tức là cũng là Retro nhưng theo trường phái hiện đại vì nó giúp mọi người thể hiện sở thích, cái tôi cá nhân trong thiết kế không gian sống riêng. Cùng với đó nó cũng phá vỡ sự cân bằng giữa cổ điển và hiện đại thông thường.
Chỉ bằng việc thay đổi họa tiết của những giấy dán tường, thay đổi một chiếc ghế sofa hay việc thêm thắt một số món đồ trang trí nội thất hiện đại,.. bạn đã tạo ra cho mình một không gian đậm chất Retro nhưng cũng không kém phần hiện đại rồi đấy.
Trên đây là thông tin chi tiết về phong cách Retro trong thiết kế nội thất. Chúng tôi hy vọng bạn qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp. Để được tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ với Housedesign qua địa chỉ: 35-37 đường số 11, phường An Phú, quận 2, TP. Hồ Chí Minh hay qua số điện thoại sau: 0973990339. Sự hài lòng của khách hàng là cơ hội để Housedesign phát triển.
Nguyễn Quốc Thành - Founder/ Architect
Kinh nghiệm: 10 năm
Một kiến trúc sư với nền tảng hội họa, kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua từng công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều tôi mang đến cho từng khách hàng.
“Everything you can imagine is real” – Pablo Picasso
HOUSEDESIGN - Thiết kế thi công nội thất hiện đại
Liên hệ ngay với chúng tôi để thực hiện dự án của bạn